Các nước giàu làm gì để bảo vệ môi trường?

21.09.2016 ACVN Office
Để cứu vãn môi trường đô thị, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã phải áp dụng các biện pháp mạnh tay, như thêm nhiều xe đạp, tăng cường giao thông công cộng, cấm ô tô.

Paris (Pháp)

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Thủ đô Paris (Pháp) cấm ôtô trong nhiều quận lịch sử vào dịp cuối tuần, áp đặt các lệnh cấm đối với các phương tiện giao thông, cung cấp giao thông công cộng miễn phí trong nhiều sự kiện có thể gây ô nhiễm diện rộng, và khuyến khích mọi người đi chung xe.

Tại một số nơi ở sông Seine hiện nay không còn bóng xe ôtô, và hàng tháng lại có lệnh cấm xe ôtô dọc đại lộ Champs-Elysées.

Delhi (Ấn Độ)

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Mức độ ô nhiễm ở Delhi đã gần bằng Bắc Kinh, khiến chính quyền thành phố phải ra lệnh cấm tất cả xe lớn chạy bằng dầu diesel, cùng các xe SUV với động cơ hơn 2.000CC, và rút dần hàng chục ngàn xe taxi chạy bằng diesel.

Thành phố cũng thử nghiệm cấm các xe ôtô tùy theo biển số chẵn, lẻ và hiện giờ đang khuyến khích các xe buýt nhỏ hoạt động theo kiểu Uber. Các thành phố khác đang nghiên cứu cấm xe chạy bằng dầu diesel là Dublin và Brussels.

Hà Lan

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Các chính trị gia muốn ra lệnh cấm bán mọi loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel từ năm 2025, chỉ cho phép các loại xe chạy bằng điện hoặc khí hydro.

Tuy vậy, dự luật cho phép những ai đang sở hữu các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vẫn tiếp tục được sử dụng. Hầu hết các thành phố đều khuyến khích sử dụng xe đạp.

Freiburg (Đức)

Thành phố Freiburg của Đức có tới 500km đường dành cho xe đạp, xe điện, và hệ thống giao thông công cộng vừa hiệu quả lại tiết kiệm. Một khu vực ngoại ô ở Vauban còn cấm người dân đậu xe gần nhà.

Chủ xe ô tô phải trả 18.000 Euro để thuê chỗ đậu xe ngoài thị trấn. Đổi lấy việc sống thiếu xe ôtô, người dân lại có nhà ở giá rẻ, giao thông công cộng miễn phí, và rất nhiều không gian cho xe đạp.

Copenhagen (Đan Mạch)

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Copenhagen ưu tiên xe đạp hơn so với xe ôtô và giờ có số xe đạp nhiều hơn số dân. Nhiều nơi trong thủ đô Đan Mạch đã cấm các phương tiện trong nhiều thập kỷ.

Oslo (Na Uy)

Oslo đề xuất một khu vực lớn không có ôtô, và xây dựng các tuyến đường mới cho xe đạp dài 40 dặm, áp dụng phí cho những người đi xe mô-tô vào giờ cao điểm, và xóa bỏ nhiều nơi đỗ xe ôtô.

Helsinki (Phần Lan)

Thủ đô Phần Lan lên kế hoạch giảm mạnh số xe trên phố, bằng cách đầu tư thật nhiều để làm hệ thống giao thông công cộng tốt hơn, tăng phí đỗ xe, khuyến khích xe đạp và đi bộ, biến nhiều tuyến đường trong nội đô thành khu vực đi bộ. Ý tưởng này nhằm biến hệ thống giao thông công cộng trở nên hoàn hảo tới mức không ai muốn xe ôtô vào năm 2050.

Zurich (Thụy Sỹ)

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Zurich giới hạn số lượng ôtô đi vào thành phố tại một thời điểm nhất định, đồng thời mở rộng nhiều khu vực không có ôtô, tuyến xe điện và phố đi bộ. Kết quả là tình trạng ách tắc và ô nhiễm giảm mạnh.

Curitiba (Brazil)

Giao thông, ô nhiễm, giao thông công cộng, xe đạp,

 
 

Thành phố miền nam Brazil với khoảng 2 triệu dân có hệ thống xe buýt lớn nhất, và giá cũng rẻ nhất thế giới. Gần 70% cư dân thành phố đi làm bằng phương tiện công cộng. Kết quả là, không khí của họ không bị ô nhiễm, và đường xá không ách tắc.

Lê Thu (báo vietnamnet)

 

Video

Video


ACVN | Hiệp hội các đô thị Việt Nam
Tầng 6, Cung Trí thức thành phố, số 1 phố Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: +84 (24) 37629571 | Fax: +84 (24) 37624884
Email: acvn.vp@gmail.com | www.acvn.vn