Nền tảng công nghệ sẽ là hướng đi cho quản lý quy hoạch đô thị.
Tình hình phát triển đô thị trên thế giới và Việt Nam
Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu nảy nở vào đầu thế kỷ 19, chỉ một phần rất nhỏ dân số thế giới sinh sống ở thành thị. Phần lớn dân số thế giới lúc đó gắn với các vùng nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi quá trình công nghiệp hóa tăng tốc, quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh với làn sóng những người nông dân di cư ra thành phố để làm việc trong các nhà máy.
Thế giới đang bước vào một thời kỳ đô thị hóa tương tự như vậy, và quá trình đô thị hóa đang một lần nữa tăng tốc. Năm 1950, khoảng 1/3 dân số thế giới (tức 800 triệu người) sống ở các thành phố. Ngày nay, thị dân chiếm một nửa trong số 7,5 tỷ người (trên 3 tỷ người). Theo dự báo, đến năm 2050, khi dân số thế giới lên đến 9 tỷ người, khoảng 2/3 sẽ sống ở thành phố.
Các thành phố giống như những thỏi nam châm thu hút những người trẻ và các doanh nghiệp, bởi ở đó họ có thể tìm được nhiều cơ hội phát triển cả về việc làm, thu nhập, mức sống và 80% GDP thế giới được tạo ra ở các thành phố. Đô thị hóa chính là cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế.
Đô thị hóa nhanh chóng tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng đô thị.
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng và liên quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, dân số đô thị của Việt Nam đạt khoảng 36% tương đương với 34 triệu dân và ước tính đến năm 2020 có khoảng 42% tương đương 40 triệu dân Việt Nam sống trong các khu vực đô thị. Kết quả là không gian các đô thị được mở rộng một cách mạnh mẽ trên khắp cả nước và ở các đô thị hiện hữu tình trạng đô thị nén xảy ra ngày càng phổ biến.
Hướng đến nền tảng quản lý quy hoạch và đô thị hiện đại
Nhìn nhận chung có thể thấy, quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng của quán tính bao cấp, chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, quản lý tĩnh, thiếu linh hoạt theo hướng thị trường và nền công nghệ hiện hành. Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền kinh tế, vì vậy, cần cải cách công nghệ và quy trình lập quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnh sang quy hoạch động, với việc ứng dụng công nghệ theo hướng hiện đại.
Nhà nước cần xây dựng và cập nhật thường xuyên ngân hàng dữ liệu quy hoạch, kinh tế – xã hội, thị trường bất động sản,…phục vụ công tác lập quy hoạch đô thị, đồng thời để đồ án quy hoạch là hồ sơ khả dĩ nhằm bổ trợ và dẫn dắt quá trình phát triển theo định hướng thiết kế. Để thực hiện nhiệm vụ này, nên học tập kinh nghiệm của các nước đi trước là thành lập cơ sở dữ liêụquy hoạch Quốc gia, trên nền tảng công nghệ để mọi thành phần dễ dàng truy xuất dữ liệu.
Xây dựng một nền tảng công nghệ, trong đó hướng đến đô thị thông minh là giải pháp hữu hiệu cung cấp cho các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân một phương thức tương tác với nhau trên cơ sở tuân thủ quy hoạch. Bước đầu tiên nhà nước và doanh nghiệp cần phải số hóa toàn bộ tài liệu quy hoạch và đưa lên trên nền tảng công nghệ internet để quản lý và sử dụng. Ngoài ra, công nghệ hiện đại cần đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại như:
+ IOT (vạn vật kết nối), mọi thiết bị và con người, tổ chức được kết nối với nhau để cùng tương tác và vận hành hiệu quả trong môi trường đô thị.
+ Cơ sở dữ liệu lớn (big data): Một ngân hàng dữ liệu đi song hành, trong đó việc cập nhập dữ liệu được thực hiện bởi nhà nước, doanh nghiệp, người dân, đồng thời cơ sở dữ liệu cung cấp các tài liệu quý giá cho công tác lập và phát triển theo đúng quy hoạch.
+ Điện toán đám mây (cloud computer): Việc truy cập thông tin cần được diễn ra mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị để từ đó mọi người có thông tin kịp thời, nhanh chóng.
+ Hệ tọa độ thông tin địa lý (GIS): Mọi thông tin của quy hoạch cần được ứng dụng trên nền tảng hệ thông tin tọa độ địa lý, nơi mà tất cả các nước phát triển đang ứng dụng mạnh mẽ. Nền tảng hệ thông tin địa lý của các lớp quy hoạch được đặt lên nhau, có cùng một hệ thống ứng dụng sẽ giúp cho nhà hoạch định, doanh nghiệp và người dân có được cái nhìn tổng thể, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý.
+ Công nghệ thực tại ảo (Virtual reality): Công nghệ thể hiện giả lập 3D của quy hoạch hoặc thiết kế mà ở đó con người được tương tác với cảm giác như môi trường thật.
Ứng dụng công nghệ sốtrên nền tảng Internet trong quản lý quy hoạch hiện đại
Việc áp dụng hệ thống GIS vào lĩnh vực quy hoạch xây dựng sẽ giúp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thiết kế, là công cụ đắc lực cho các ban, ngành, địa phương trong việc quản lý phát triển đô thị. Nhờ đó, hoạt động của các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội tiến tới bước phát triển mới, hiện đại, năng động, thuận lợi và hiệu quả hơn nhờ nền tảng công nghệ GIS quốc gia.
Tại Việt Nam, Công ty Tpizi.com đi đầu trong công nghệ số hóa quy hoạch trên nền tảng Internet, ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho công tác quản lý và khai thác quy hoạch.
Tpizi.com là ứng dụng điện toán đám mây dùng để quản lý quy hoạch cho công tác quản lý nhà nước, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, quản lý bán hàng và quản lý dự án, phòng ban và nhân viên trong công ty. Toàn bộ dữ liệu sẽ được số hóa theo hệ thống thông tin địa lý (GIS) để có thể cập nhật trên bản đồ số (google maps). Ngoài ra, Tpizi.com là công cụ hữu hiệu trong việc công bố quy hoạch rộng rãi đến mọi đối tượng trên nền tảng Internet, giúp cho người dân có thể tiếp cận được quy hoạch chính xác và nhanh chóng.
Đô thị thông minh được hiểu theo cách ứng dụng công nghệ số vào quản lý mọi lĩnh vực của đô thị bao gồm: giao thông, điện, nước… và nhất là quản lý quy hoạch, quản lý đất đai. Đây chính là thế mạnh của Tpizi.com, khi mọi quy hoạch được số hóa và làm nền tảng cho quản lý và các ứng dụng quản lý đô thị tiếp theo. Giải pháp số hóa và quản lý đô thị thông minh giúp Nhà nước quản lý quy hoạch và cấp phát quy hoạch trên nền tảng bản đồ số, người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin quy hoạch nhanh chóng và chính xác, doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp bất động sản hoàn toàn vận hành doanh nghiệp trên nền tảng bản đồ số này.
Thành phố thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi các Nhà nước quan tâm vào cuộc và biến thành các hành động, chuẩn bị cho sự phát triển này, đây cũng chính là lĩnh vực được Học viện cán bộ Quản lý Xây dựng và đô thị ưu tiên đầu tư nghiên cứu vào công tác giảng dạy cho các học viên của mình.
Hợp tác phát triển ứng dụng Tpizi.com vào quản lý quy hoạch và đô thị.
Ngày 4/5/2017, Học viện cán bộ Quản lý Xây dựng và đô thị cùng với Công ty công nghệ Tpizi đã ký hợp đồng hợp tác phát triển phần mềm Tpizi.com trong quản lý quy hoạch và quản lý đô thị. Nhận thấy Tpizi.com là phần mềm rất hữu hiệu trong công tác quản lý và triển khai quy hoạch, không chỉ cho nhà nước mà còn rất hiệu quả với doanh nghiệp và người dân, hai bên đối tác sẽ cùng phối hợp dựa trên năng lực thế mạnh của mình.
Phần mềm Tpizi.com dễ học, dễ sử dụng và có thể sử dụng ở mọi nơi, trên mọi thiết bị đang được nhiều doanh nghiệp và địa phương sử dụng chính là một giải pháp tương lai, mở ra cơ hội cho phát triển đô thị thông minh, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
(Báo mới)