Hội thảo nhằm chia sẻ một số giải pháp khí hậu trong và ngoài nước, hỗ trợ các đô thị lập ưu tiên hành động, xây dựng đề xuất dự án tiếp cận vốn tới các tổ chức kỹ thuật, tài chính, qua đó thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch hành động khí hậu của các đô thị Việt Nam, tăng cường năng lực về giảm thiểu khí nhà kính, khả năng chống chịu, ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đô thị bền vững của địa phương, đồng thời thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia Thích ứng với BĐKH 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 cùng và các ưu tiên khác của chính phủ Việt Nam.
Đại biểu tham dự Hội thảo (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Tham dự hội thảo gồm có TS. Rui Ludovino - Tham tán Thứ nhất về Hành động Biến đổi Khí hậu, Môi trường, Chính sách Việc làm và Xã hội của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND TP Việt Trì, Chủ tịch Hiệp hội các đô thị Việt Nam; Bà Bernadia Irawati Tjandradewi - Tổng thư ký UCLG ASPAC - đại diện Ban Thư ký Dự án GCoM Đông Nam Á và Ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, Bí thư Thành ủy Nha Trang cùng với hơn 90 đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế như Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Ban Thư ký dự án GCoM Đông Nam Á, Quỹ GAP, Quỹ Khí hậu xanh toàn cầu (GCF), tổ chức CDP, các đại biểu từ thành phố của Indonesia, Malaysia, Philipine, các đại biểu Việt Nam đến từ Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chuyên gia Tập đoàn VinFast - VinGroup, dự án quốc tế, cộng đồng không rác Đà Nẵng và đại biểu đến từ 33 đô thị thành viên Hiệp hội các đô thị Việt Nam.
TS. Rui Ludovino - Tham tán Thứ nhất về Hành động Biến đổi Khí hậu, Môi trường, Chính sách Việc làm và Xã hội của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu trực tuyến khai mạc Hội thảo (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND TP Việt Trì, Chủ tịch Hiệp hội các đô thị Việt Nam phát biểu chào mừng (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Khánh Hòa, Bí thư Thành ủy Nha Trang phát biểu chào mừng (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
TS. Bernadia Tjandredawi - Tổng thư ký UCLG ASPAC, đại diện Ban thư ký GCoM Đông Nam Á phát biểu trực tuyến chào mừng Hội thảo (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Ngày thứ nhất, của các đại biểu tham dự đã được nghe 04 thành phố thí điểm dự án GCoM châu Á: Nam Định, Sa Pa, Huế, Cao Lãnh trình bày về Kế hoạch hành động khí hậu đến năm 2030, làm tiền đề cho việc tiếp cận nguồn lực nhằm thực hiện các hành động khí hậu.
Bà Vũ Thị Thu Hiền, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định trình bày về Kế hoạch hành động khí hậu đến năm 2030 (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Để ghi nhận sự nỗ lực tham gia hoạt động của dự án, Ban Thư ký GCoM toàn cầu đã Trao huy hiệu khen thưởng GCoM cho các đô thị tích cực công bố số liệu khí hậu, thông tin KHHĐ Khí hậu của mình vào hệ thống thông tin khí hậu toàn cầu CDP – ICLEI Track. Đây là hệ thống giúp các đô thị, các đơn vị trên toàn cầu ghi lại kết quả kiểm kê khí nhà kính, đánh giá rủi ro tổn thương khí hậu, đưa ra mục tiêu khí hậu và công bố các hành động thực hiện mục tiêu đề ra. Huy hiệu được trao cho 05 đô thị: Cần Thơ, Cao Lãnh, Huế, Nam Định, Sa Pa.
Các đô thị Việt Nam nhận huy hiệu khen thưởng GCoM (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Phiên chia sẻ kỹ thuật đầu tiên về Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được TS Nguyễn Sỹ Linh - Trưởng ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu Viện Chính sách Chiến lược Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn dắt với 6 bài trình bày về Dự án Hành lang xe bus chất lượng cao tại TP Cần Thơ; Dự án phát triển Phương tiện giao thông công cộng xanh - Xe buýt điện, taxi điện tại các đô thị Việt Nam của Tập đoàn VinFast - VinGroup; Sáng kiến Chuyển đổi sử dụng năng lượng tái tạo trong chiếu sáng công cộng tại TP Cao Lãnh; Giải pháp quản lý rác thải bền vững của tỉnh Jakarta; Kế hoạch hành động Khí hậu Vùng Iskandar (Malaysia) - Xây dựng cộng đồng Carbon thấp; và sáng kiến Cộng đồng không rác Đà Nẵng với Giải pháp Kinh tế tuần hoàn áp dụng trong quản lý chất thải tại thành phố Đà Nẵng.
Bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia Tập đoàn VinGroup giới thiệu về Phương thiện giao thông công cộng xanh (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Buổi chiều ngày thứ nhất, các đại diện của thành phố Huế, thành phố Hội An và thành phố Baguio, Philipine đã chia sẻ về các giải pháp thích ứng với rủi ro, thiên tai và khí hậu mà các thành phố đã thực hiện tại địa phương của mình.
Bà Leticia Clemente, Cán bộ Tài chính Thành phố, Chính quyền Thành phố Baguio, Philippines chia sẻ trực tuyến kinh nghiệm quản lý rủi ro khí hậu (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Các đại biểu cũng tiến hành chia nhóm và cùng nhau thảo luận trao đổi về các lĩnh vực phát thải ưu tiên của họ (năng lượng, Nông lâm ngư nghiệp, quản lý chất thải, xây dựng, giao thông vận tải, thích ứng & quản lý rủi ro thiên tai), qua đó tập trung xác định thách thức và giải pháp khả thi cho các trong các lĩnh vực đó.
Các đại biểu tham luận nhóm tại Hội thảo (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Sáng ngày thứ 2, TS Nguyễn Sỹ Linh đã trình bày Tổng quan về Tài chính Khí hậu tại Việt Nam; Bà Karishma Kashyap - Tổ chức CDP chia sẻ về Tài chính cơ sở hạ tầng bền vững của các thành phố; Bà Jazlyn Lee, Đại diện Quỹ GCoM GAP khu vực Đông Nam Á và Nam Á giới thiệu về Quỹ GCoM GAP; và Ông Devindranauth Bissoon, Chuyên gia cơ sở hạ tầng cao cấp, Quỹ Khí hậu xanh giới thiệu trực tuyến về Quỹ Khí hậu Xanh. Các đại biểu cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm của thành phố Tam Kỳ; Thành phố Makati, Philippines; Thành phố Malang, Indonesia; và Thành phố Pontianak, Indonesia đã nộp đề xuất dự án khí hậu thành công tới các Quỹ TAP Fund, Quỹ GAP Fund và Sáng kiến tài chính khí hậu đô thị (Bankable cities).
Ngay tại Hội thảo, các đại biểu cũng được bà Jazlyn Lee, Đại diện Quỹ GAP khu vực Đông Nam Á hướng dẫn điền mẫu Thư quan tâm đề xuất dự án gửi Quỹ GAP dựa vào kết quả làm việc nhóm trong Ngày thứ nhất.
TS. Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu Viện Chính sách Chiến lược Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày Tổng quan về Tài chính Khí hậu tại Việt Nam (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Bà Karishma Kashyap - Tổ chức CDP chia sẻ về Tài chính cơ sở hạ tầng bền vững của các thành phố (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Bà Jazlyn Lee, Đại diện Quỹ GCoM GAP khu vực Đông Nam Á và Nam Á giới thiệu về Quỹ GCoM GAP (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Phiên cuối của buổi hội thảo là Phiên Đối thoại cùng các thành phố/thị xã của Việt Nam do TS. Ngô Trung Hải - Tổng Thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam điều hành với sự tham gia của các chuyên gia: Bà Jazlyn Lee - Đại diện Quỹ GAP khu vực Đông Nam Á; Bà Karishma Kashyap - Đại diện tổ chức CDP vùng châu Á Thái Bình Dương; Ông Rendy Primrizqi - Điều phối viên Ban Thư ký GCoM Đông Nam Á / UCLG ASPAC; và TS.Nguyễn Sỹ Linh - Trưởng Ban BĐKH và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Nội dung Đối thoại tập trung làm rõ vai trò của các cơ quan trung ương, các bên liên quan trong việc thúc đẩy tài chính khí hậu cho các đô thị Việt Nam; Các công cụ tài chính khí hậu dành cho đô thị Việt Nam; cũng như làm thế nào để tiếp tục huy động sự tham gia, đối thoại và hỗ trợ cho các đô thị Việt Nam trong công tác tài chính khí hậu sau khi kết thúc dự án GCoM châu Á.
Phiên đối thoại (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Cuối hội thảo, bà Asih Budiati - Trưởng nhóm Dự án GCoM châu Á nhấn mạnh mục tiêu Hội thảo nhằm truyền cảm hứng cho các thành phố Việt Nam thực hiện các hành động mới để ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc trao đổi học hỏi trong hội thảo sẽ hỗ trợ các đại biểu tham dự chuẩn bị các đề xuất tài chính, hiểu sâu hơn về các bên tham gia chính. Bà cũng nhấn mạnh cách thức GCoM có thể hỗ trợ tất cả các thành phố đã tham gia và chưa tham gia mạng lưới. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nghe ông Rendy Primrizqi - Điều phối viên Ban Thư ký GCoM Đông Nam Á (UCLG ASPAC) giới thiệu về vai trò của UCLG ASPAC và các thành phố Đông Nam Á tham gia GCoM, trong đó có 7 thành phố/thị xã của Việt Nam và kêu gọi các thành phố/thị xã xem xét cùng tham gia hướng tới xây dựng đô thị với một nền kinh tế ít phát thải và thích ứng với khí hậu.
Bà Asih Budiati - Trưởng nhóm Dự án GCoM châu Á phát biểu tổng kết Hội thảo (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Ông Rendy Primrizqi - Điều phối viên Ban Thư ký GCoM Đông Nam Á (UCLG ASPAC) giới thiệu về vai trò của UCLG ASPAC và các thành phố Đông Nam Á tham gia GCoM (Ảnh: Văn phòng Hiệp hội)
Kết thúc hội thảo các đại biểu đã đánh giá cao về tính phù hợp của Hội thảo đối với nhu cầu các đô thị hiện nay trong việc tiếp cận các phương pháp viết đề xuất kêu gọi vốn, quỹ tài chính cho dự án khí hậu của ; tiếp cận với các nguồn tài chính dành cho khí hậu (như Quỹ Khí hậu Xanh, Quỹ GAP…); giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các lãnh đạo đô thị Việt Nam và các bên liên quan khác về tài chính dành cho lĩnh vực khí hậu, nhằm giúp họ tiếp cận sử dụng hiệu quả các cơ chế tài trợ cho các dự án giảm thiểu khí nhà kính và thích ứng với khí hậu. Công tác tổ chức Hội thảo được nhà tài trợ, Ban Thư ký Dự án GCoM Đông Nam Á, các đại biểu tham dự đánh giá cao và đề nghị Hiệp hội tiếp tục triển khai các hội thảo tương tự.
Văn phòng Hiệp hội
Để tìm hiểu thêm về các hoạt động của dự án GCoM châu Á, xin liên hệ với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Điều phối viên Dự án (email: tnguyen@globalcovenantofmayors.eu) hoặc Văn phòng Hiệp hội các đô thị Việt Nam (email: acvn.vp@gmail.com).