Hình 1: Đoàn đại biểu Hiệp hội các đô thị Việt Nam tham dự Diễn đàn các thị trưởng lần thứ 3 tại Philippines
Lễ khai mạc Diễn đàn diễn ra trong không khí đầm ấm và thân thiện, với bài phát biểu chào mừng của bà Maria Laarni L. Cayetano, Thị trưởng Tp Taguig, bài diễn văn khai mạc của TS. Bernadia Irawati Tiandradewi, Tổng thư ký của UCLG ASPAC và ông Edgardo D. Pamintuan, Thị trưởng Tp Angeles, Chủ tịch Liên đoàn đô thị Philippines. Ông Alan Peter Cayetano, Bộ trưởng ngoại giao của Philippines đã đến tham dự và có bài phát biểu chào mừng tại Diễn đàn.
Hình 2: Lễ khai mạc Diễn đàn các thị trưởng ASEAN lần thứ 3
Sau phiên khai mạc, Ban tổ chức Diễn đàn đã tổ chức Phiên họp toàn thể 1: Kết nối ASEAN: Kế hoạch vì một ASEAN vững mạnh hơn. ASEAN là một khu vực đa dạng luôn cố gắng phấn đấu hướng đến hội nhập khu vực. Năm 2016, ASEAN đã lập Lộ trình Kết nối ASEAN mà Lộ trình này tập trung chiến lược về vấn đề kết nối giữa các cộng đồng, các tổ chức và các nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Trong tất cả các vấn đề trên, chính quyền địa phương được coi là một trong những phần quan trọng nhất. Chính quyền địa phương có một vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn ASEAN. Phiên họp này đưa ra góc nhìn tổng quan về Kế hoạch TẦM NHÌN ASEAN 2025 và nghiên cứu cách các chính quyền địa phương ở ASEAN đóng góp và giúp đạt được hội nhập và hợp tác khu vực. Kế hoạch này cũng sẽ đề cập cụ thể đến việc kết nối với chính sách địa phương và sự hỗ trợ theo quy trình đối với các lĩnh vực theo chủ đề cụ thể về lao động, phát triển kinh tế địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và đổi mới kỹ thuật số.
Phiên họp toàn thể thứ 2 với chủ đề Kết nối tầm nhìn ASEAN với cam kết toàn cầu. Tiến trình Cộng đồng ASEAN được giới thiệu bằng ba nhân tố quan trọng về an ninh chính trị, văn hóa xã hội và phát triển kinh tế. Trọng tâm của Cộng đồng ASEAN là cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua các hoạt động hợp tác hướng đến con người và lấy con người làm trung tâm. Mặt khác, có những cam kết quan trọng mang tính toàn cầu được các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc chẳng hạn như các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Khung hành động Sendai (SFA), Chương trình đô thị mới (NUA), Thỏa thuận về biến đổi khí hậu tại Paris, và Tài trợ Phát triển bền vững. Những cam kết này đòi hỏi phải có các phương pháp suy nghĩ mới về chính quyền địa phương ở ASEAN. Trong phiên họp này, UN-HABITAT thảo luận về cách các chính quyền địa phương kết hợp các nhân tố của các cam kết toàn cầu trong chương trình của địa phương đáp ứng cả tầm nhìn ASEAN và chương trình toàn cầu.
Phiên họp toàn thể thứ ba với chủ đề Làm mới các thành phố ASEAN: Thông minh, hiệu quả về tài nguyên và đổi mới. Trong phiên họp này, Liên đoàn các đô thị Philippines đã tiếp thu những điều được chọn từ Diễn đàn Thị trưởng ASEAN trước đây, vì phiên họp này nghiên cứu sâu sắc hơn việc hiểu các thành phố trong tương lai có thể thích nghi tốt hơn với thời gian thay đổi và giải quyết những thách thức toàn cầu thông qua khả năng lãnh đạo thông minh về văn hóa, giải pháp sáng tạo, và đổi mới công nghệ để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Hội nghị bàn tròn giữa các Thị trưởng các thành phố đã được tổ chức trong phiên họp sáng ngày 27/7/2017. Tất cả các thị trưởng hoặc người đứng đầu các cơ quan chính quyền địa phương được mời tham gia để chia sẻ các thách thức trong việc thực hiện chương trình hành động khu vực và tầm nhìn ASEAN, và thảo luận về đổi mới và các giải pháp. Hội nghị bàn tròn này cũng là một cơ hội để giới thiệu về các kinh nghiệm, chính sách và các chương trình của địa phương đóng góp vào việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Cam kết đối với các lĩnh vực hợp tác và kế hoạch hành động quan trọng đã được nghiên cứu theo các vấn đề theo chủ đề cụ thể liên quan đến kết nối ASEAN.
Hình 3: TS. Ngô Trung Hải - Tổng thư ký phát biểu tại Hội nghị bàn tròn
Bên cạnh các phiên họp toàn thể, Diễn đàn các Thị trưởng ASEAN lần thứ ba gồm có các phiên họp theo các chủ đề như: Cơ chế tài chính dành cho chính quyền địa phương: Thách thức và Cơ hội tương lai liên quan đến khí hậu; ASEAN: Cộng đồng hội nhập và Quản trị tốt; Xây dựng Tính linh hoạt từ người dân tới người dân; Tăng cường các hoạt động chống chịu thiên tai và biến đổi khí hậu; Các thành phố chuyển đổi sang xây dựng mức phát thải thấp; Trao quyền cho Phụ nữ và Thúc đẩy quản trị toàn diện; Hướng đến quản lý đất đai bền vững ở ASEAN; Triển vọng và Đổi mới vì các nền kinh tế địa phương đầy sức sống.
Tại Diễn đàn này, Đ/c Lê Quang Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh, đ/c Nguyễn Cư Trinh, Phó Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh và TS. Ngô Trung Hải chia sẻ đã chia sẻ những thông tin liên quan đến các hoạt động của Hiệp hội, của các đô thị hội viên, chia sẻ các bài học kinh nghiệm cũng như một số thực tiễn điển hình liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế địa phương tại các đô thị hội viên. TS.Ngô Trung Hải cũng đã trao đổi với TS. Bernadia Irawati Tjandradewi, Tổng thư ký của UCLG ASPAC và một số thị trưởng đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia…về các vấn đề liên quan đến xây dựng mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các tổ chức thành viên của UCLG ASPAC và giữa các thành phố ASEAN với nhau.
Bên lề của Diễn đàn các Thị trưởng Đông Nam Á lần thứ 3, TS. Ngô Trung Hải, Tổng thư ký Hiệp hội đã đại diện cho Hiệp hội tham dự Hội nghị Hội đồng mạng lưới DELGOSEA lần thứ hai năm 2017 vào ngày thứ Tư, 28/7/2017. Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận về kế hoạch thực hiện hàng năm của từng tổ chức thành viên và kế hoạch đánh giá DELGOSEA. TS. Ngô Trung Hải chia sẻ rằng cần có biện pháp cụ thể liên quan đến vấn đề hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự, khu vực kinh tế và các học viện,… nhằm nâng cao năng lực cho các chính quyền địa phương. Ban điều hành DELGOSEA cần cụ thể hóa những hoạt động/chương trình của tổ chức để Hiệp hội có thể giải thích rõ ràng hơn cho các đô thị hội viên và kêu gọi họ có những hoạt động thiết thực hơn liên quan đến các mục tiêu của DELGOSEA. TS. Ngô Trung Hải cũng thảo luận với TS. Bernadia Irawati Tjandradewi, Tổng thư ký của UCLG ASPAC về cơ hội giao lưu, hợp tác và triển vọng để Hiệp hội được tham gia vào các dự án của UCLG ASPAC trong tương lai.
Hình 4: Đoàn đại biểu Hiệp hội ký kết Chương trình hành động Taguig
Qua Diễn đàn các Thị trưởng Đông Nam Á lần thứ 3, có thể nhận thấy rằng các tổ chức thành viên của UCLG ASPAC và lãnh đạo các thành phố đối tác ASEAN đều rất quan tâm và bố trí đại biểu tham dự các sự kiện diễn ra tại Diễn đàn này để chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác. Đây cũng là dịp để họ nâng cao vị thế của tổ chức, của quốc gia thông qua các hoạt động có liên quan.
Thông qua Diễn đàn này, Hiệp hội cần mời các đô thị hội viên tham gia tích cực các hoạt động do UCLG ASPAC cũng như các đối tác khác tổ chức để chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác, quảng bá hình ảnh của đô thị cũng như của tổ chức; cần tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đại biểu (khi tổ chức nước ngoài không có tài trợ) để tích cực tham gia các hoạt động, các diễn đàn do các đối tác nước ngoài tổ chức; chủ động đề xuất với Ban thư ký UCLG ASPAC và các đối tác để Hiệp hội có cơ hội tham gia vào các chương trình hoạt động của UCLG ASPAC như các dự án, chương trình, hội thảo, tập huấn…liên quan đến phát triển kinh tế địa phương, biến đổi khí hậu,…
Nguyễn Hải Đăng
Phó Chánh văn phòng phụ trách đối ngoại